Đằng sau thành công của bất kỳ nào doanh nghiệp luôn là một đội ngũ tuyệt vời. Công thức này được áp dụng cho từ các công ty khởi nghiệp đến các ông lớn, những tập đoàn đa quốc gia. Một đội nhóm sẽ nỗ lực giúp công ty phát triển, mở rộng và thịnh vượng theo cách mà nếu chỉ có một người sẽ không thể làm được.
Một đội nhóm thành công bắt đầu bằng việc tuyển dụng đúng người, những người coi trọng việc hướng tới một mục tiêu chung, có định hướng và tôn trọng cấu trúc thứ bậc. Khi đã có đúng người, mục tiêu tiếp theo là kết nối họ lại thành một khối gắn kết.
TẠI SAO VIỆC XÂY DỰNG MỘT NHÓM MẠNH LẠI QUAN TRỌNG

Ngay cả những doanh nhân tài năng nhất cũng không thể biến một ý tưởng trở nên thành công nếu không có sự giúp đỡ của một nhóm. Đơn giản là có quá nhiều việc nếu chỉ có một người làm đơn độc. Một ý tưởng kinh doanh dù tốt đến mấy cũng không thể trở thành một doanh nghiệp thành công nếu không có một nhóm năng động làm việc gắn kết.
Ví dụ, về một đội bóng. Mục đích của một đội bóng cũng giống như bất kỳ nỗ lực kinh doanh nào: đạt được một mục tiêu chung. Giả sử một đội bóng may mắn có được tiền đạo tốt nhất, Cristiano Ronaldo. Không cần phải nói, anh là một cá nhân vô cùng tài năng, từ khả năng xử lý bóng nhanh nhẹn cho đến những cú dứt điểm huyền thoại của anh ấy. Nhưng nếu bắt Ronaldo phải đương đầu với một đội bóng khác một mình, anh ấy sẽ không thể dành chiến thắng.
Một doanh nghiệp vậy. Đội nhóm của bạn nên có các bộ kỹ năng bổ sung để cả nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà nếu chỉ có mình bạn, với tư cách là trưởng nhóm, không thể tự hoàn thành được. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh của bạn cũng không phải là một người. Đó là một công ty với cấu trúc doanh nghiệp riêng, văn hóa và đội nhóm của riêng mình
9 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NHÓM MẠNH VÀ HIỆU QUẢ
Các đội nhóm có thành tích cao không tự nhiên mà hình thành. Chúng đòi hỏi sự trau dồi cẩn thận từ một trưởng nhóm có ý thức mạnh mẽ về các giá trị, mục tiêu và quy tắc đạo đức của nhóm. Nếu không có sự lãnh đạo từ cấp trên, nhân viên của bạn chỉ đơn giản là đồng nghiệp.
Dưới đây là 9 bước để tạo nên một đội nhóm mạnh thành hiện thực.
1. Thiết lập kỳ vọng ngay từ những ngày đầu tiên
Khi một nhóm mới thành lập các thành viên sẽ sẵn sàng với tâm thế của những “tấm chiếu mới”, những “trang giấy trắng”, cởi mở với văn hoá công ty. Nhưng sau đó, họ sẽ nhanh chóng hoà nhập để trở thành một thành viên của tổ chức. Hãy tận dụng điều này. Đặt ra các quy tắc cơ bản và cho biết kỳ vọng của bạn ngay từ đầu, không chỉ về mục tiêu kinh doanh hoặc kế hoạch dài hạn, mà còn là kỳ vọng về văn hoá đội nhóm mà bạn mong muốn thiết lập. Bạn có muốn tạo ra một nền văn hóa chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau giải quyết vấn đề và cùng ra quyết định không? Nếu có, thì hãy nói như vậy. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ đưa ra những giá trị đó ngay từ đầu; điều này cho phép các thành viên mới trong hiểu được họ đang gia nhập vào đâu.
2. Tôn trọng các thành viên trong nhóm với tư cách cá nhân
Trong công việc, bạn muốn nhân viên của mình trở thành một phần của tập thể, nhưng bạn cũng cần xác định rằng: Mỗi cá nhân đều có những câu chuyện riêng. Họ có thể đạt được như bây giờ từ trước khi vào công ty bạn, điều đó có thể nhờ vào cuộc sống phong phú, và đa dạng khi rời chốn công sở mỗi ngày. Điều quan trọng để đội nhóm hoạt động hiệu quả là không coi các thành viên trong nhóm đơn thuần chỉ là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một môi trường đồng đội phát triển mạnh mẽ khi các cá nhân được tôn vinh và tôn trọng vì những tài năng và khả năng đóng góp của họ cho mục tiêu chung của tổ chức.
3. Tạo ra kết nối trong nhóm
Việc đánh giá cao và tôn vinh từng cá nhân trong nhóm là vô cùng quan trọng, nhưng bản thân mỗi thành viên trong nhóm cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến nhau. Khuyến khích các cá nhân coi nhau không chỉ như một người ngồi ở bàn làm việc bên cạnh, mà là một đối tác kinh doanh, những người sẽ làm việc hướng tới mục tiêu chung là phát triển kinh doanh, hướng tới thành công của từng cá nhân và đạt được các mục tiêu của nhóm.
4. Thực hành Trí tuệ cảm xúc
Các nhà lãnh đạo vĩ đại đánh giá cao tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Nói một cách dễ hiểu, nó có nghĩa là phong cách lãnh đạo của họ bao gồm việc đối xử với các cá nhân với trên phương diện tình cảm chứ không phải như những cỗ máy. Các nhà lãnh đạo vĩ đại hiểu rằng, không phải mọi người đều được thúc đẩy bởi những điều giống nhau. Một số thành viên sẽ phát triển khi theo đuổi các mục tiêu chung. Một số người khác tìm kiếm sự cạnh tranh lành mạnh với một ai đó bên ngoài hay với người trong cùng đội nhóm của mình. Bằng cách nắm bắt các phong cách làm việc, các hình thức tạo động lực khác nhau, một nhà lãnh đạo thông thái sẽ coi sự khác biệt của cá nhân mọi người như một tài sản chứ không phải một trở ngại.
5. Tạo động lực bằng sự tích cực
Định hình hành vi bằng những phương pháp tích cực sẽ hiệu quả hơn các biện pháp tiêu cực. Thay vì gay gắt chỉ trích sai lầm của các thành viên trong nhóm, hãy tạo ra một môi trường tích cực bằng cách nêu ra những tấm gương tốt, và khuyến khích họ của noi theo. Đó là một cách thúc đẩy hiệu suất nhóm hiệu quả hơn nhiều so với việc phê phán, chỉ trích những người làm chưa tốt.
6. Giao tiếp
Tất cả chúng ta đều muốn biết mình đang đứng ở đâu. Đồng nghiệp có hài lòng với công việc tôi đang làm không? Tôi có cần cải thiện điều gì đó không? Nếu mọi người cảm thấy bạn không vui nhưng không nói gì, điều đó có thể dẫn đến căng thẳng và thậm chí là sự bực bội, dẫn đến hiệu suất kém. Hoặc nếu họ nghĩ rằng họ đang làm tốt công việc của mình, nhưng bạn, với tư cách là sếp lại chưa cảm thấy hài lòng, rất có thể, họ sẽ bị sốc khi bạn thông báo cho họ điều này. Vì vậy, hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả có thể giữ cho các mối quan hệ công việc bền chặt, ngược lại, sự im lặng có thể phá vỡ mọi thứ rất nhanh chóng.
7. Khen thưởng
Ai cũng thích được công nhận những thành quả của mình. Tiền thưởng là một gợi ý không tồi cho một cách để bạn khen thưởng nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác để thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng của bạn. Một cách dễ dàng là thực hành nghệ thuật ủy quyền. Nếu một thành viên trong nhóm thể hiện khả năng phán đoán tuyệt vời, hãy cho phép họ đưa ra một số quyết định quan trọng mà trước đây chỉ có bạn mới làm được. Tìm một cách nhỏ để thể hiện rằng bạn đang chú ý đến nhân viên của mình và nỗ lực của họ được đánh giá cao. Điều đó sẽ giúp nhân viên có cái nhìn tốt về người Quản lý của mình, đồng thời, nó cũng giúp nhắc nhở rằng, họ là một thành viên có giá trị trong nhóm.
8. Đa dạng hoá
Khi nói đến xây dựng đội nhóm, nhóm của bạn phải đa dạng nhất có thể, về nền tảng kiến thưc, kinh nghiệm, độ tuổi và quan điểm khác nhau. Mục tiêu là tuyển dụng được những người có thể lấp được những điểm chưa hoàn thiện của bạn: bao quanh bạn bởi những người sẽ đánh giá những việc bạn làm và những nội dung bạn đề xuất.
9. Tìm một đội mà bạn tin tưởng
Hãy tìm người nào đó có thể thay mặt bạn đưa ra quyết định, một ai đó có thể đàm phán tốt cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Giúp họ cộng tác với nhau bằng cách trao quyền để họ tự đưa ra các quyết định lãnh đạo. Nên nhớ rằng, bạn đang đầu tư thời gian, nguồn lực vào những người này, vì vậy hãy cân nhắc khả năng tồn tại lâu dài của họ tại công ty hoặc trong ngành của bạn.
BẠN MUỐN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐỘI NHÓM CỦA MÌNH?

8 THÓI QUEN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ TRONG ĐỘI NHÓM
Kỹ năng, thói quen làm việc nhóm nghĩa là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy mỗi thành viên cần phải luyện cho mình những kỹ năng, thói quen làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
1. Lắng nghe người khác
Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn.
Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé.
2. Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng tổ chức công việc là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm là phải biết cách tổ chức công việc. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.
3. Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Trong cùng một nhóm các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn
nhau, không nên nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, tự đề cao mình và xem thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
4. Có trách nhiệm với công việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
5. Gắn kết
Hãy biết cách gắn kết lại với các thành viên khác trong nhóm nếu không bạn sẽ thấy lẻ loi, đôi khi cảm thấy mình không được trọng dụng trong nhóm, nhưng đó chỉ là do bạn tưởng tượng mà thôi. Hãy học cách sát lại với mọi người, chỉ có sự gắn kết mới cho các bạn một nhóm hoàn hảo nhất. Bởi khi đó các thành viên sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
6. Tạo sự đồng thuận
Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm rất dễ gây ra mâu thuẫn do có những ý kiến trái chiều giữa các thành viên trong nhóm. Lúc này việc tạo được sự đồng thuận là rất quan trọng để nhóm cùng hướng đến lợi ích chung. Đây không phải là kỹ năng dễ, bởi để có được sự đồng thuận các thành viên ngoài việc nêu ý kiến phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết cách phân tích đúng, sai và thuyết phục được đồng đội của mình.
7. Vô tư – ngay thẳng
Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… với thành viên khác. Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý hãy thẳng thắn góp ý ngay. Nếu làm được việc này chắc chắn bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng tiến lên.
Khi nhiều người đồng lòng cùng làm một việc chắc chắn kết quả mang lại sẽ cao hơn một người làm rất nhiều. Hãy luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm để nhóm của bạn được vững mạnh, hoàn thiện nhất. Đừng chấp nhất những điều nhỏ nhặt vì như vậy sẽ khiến bạn và các thành viên trong nhóm xa rời nhau. Luôn nhớ rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết, biết san sẻ với nhau là kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất bạn nên nắm rõ.
Phần 2: 8 Thói quen làm việc hiệu quả trong đội nhóm 13
8. Khuyến khích và phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động lực , điều kiện cho các thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực để thành viên đó cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản thân được nâng cao hơn.
5 CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI XÂY DỰNG THÓI QUEN CHO ĐỘI NHÓM HIỆU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CAO
Chiến lược 1: Lãnh đạo bằng thực tế thông qua ví dụ bản thân
Cách dễ nhất và nhanh nhất để tạo một thói quen cho một đội nhóm hiệu quả là thông qua những ví dụ thực tế của chính người người lãnh đạo. Người lãnh đạo không phải là người nói “Hãy làm những điều tôi nói” mà là “Hãy làm những điều tôi làm”. Người Lãnh đạo trước tiên phải làm gương cho nhân viên thông qua hành động chính mình để tạo sự lan tỏa và nhận thức trong các thành viên.
Bằng cách tích cực chứng minh bằng hành động là bạn đang muốn mọi thứ được cải thiện được thay đổi, mang thông thiệp đến các thành viên trong nhóm, bạn sẽ đẩy nhanh quá thích ứng và thay đổi thói quen của thành viên trong team. Thật sự thì bất cứ ai trong đội với hành vi mới hay thực hiện quy trình mới cũng có thể ảnh hưởng đến những người trong team để tạo sự thay đổi.
Để giúp nhóm làm việc với năng suất cao chúng tôi có một văn hóa đó là hãy hành động đi, đừng nói suông.
Tạo ra những kế hoạch, những công việc, theo tuần theo tháng của mỗi người, tạo thói quen lên
kế hoach, hành động cho chính nhóm của bạn. Với người lãnh đạo bạn cần cho thành viên thấy rõ kế hoạch hành động cụ thể, và kì vọng của bạn đối với mỗi công việc của họ thông qua những đánh giá. Tạo thói quen hành động, lên kế hoạch hành động sẽ giúp team làm việc năng suất.
Nếu bạn liên tục làm và cho mọi người thấy những thói quen hiệu quả của bạn, thì sớm thôi họ sẽ làm theo và hoc hỏi những thói quen đó, hãy cho họ thấy những thứ tự ưu tiên công việc, và bức tranh rõ ràng trong dự án mà họ đóng góp.
Steve Job: Nhà lãnh đạo bằng hành động và cảm hứng
“A leader leads by example, whether he intends to or not.” – Steve Jobs
Kết hợp các giá trị, niềm tin cá nhân của mình vào từng hành động, từng quyết định kinh doanh, Steve đã thúc đẩy, truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình hãy hành động như ông đã làm: “sống với đam mê và làm đến cùng”.
Chiến lược hành động: Tạo kế hoạch theo ngày, tuần, theo tháng.
Chiến lược 2: Chia sẻ để thay đổi
Nếu như lãnh đạo bằng những hành đông cụ thể là bước khởi đầu, nhưng điều đó là vẫn chưa đủ nếu bạn muốn động viên team của mình. Team bạn cần phải chia sẻ với nhau. Chìa khóa của việc này là tim trong nhóm, công ty bạn của ban những cá nhân, nhóm làm việc với thói quen làm việc tốt, và động viên họ chia sẻ thói quen tốt đó với những người còn lại, lúc này bạn sẽ tạo ra môi trường chia sẻ, thúc đẩy mọi người học hỏi nhau.
Dưới đây là ba mẹo có thể hữu ích trong việc tìm kiếm nhóm người dùng quyền lực cốt lõi của bạn:
1. Xác định những thành viên trong nhóm: năng suất nhiều hơn những người khác, nhiệt tình về các công cụ xã hội, và thoải mái với công nghệ mới.
2. Yêu cầu họ chia sẻ những thói quen hàng đầu về năng suất của họ. Tìm các phương pháp phổ biến và ghi lại chúng.
3. Cung cấp cho họ những công cụ và kênh phù hợp để truyền bá Những kênh này sẽ giúp thực hiện tốt nhất thông qua toàn bộ tổ chức của bạn.
Chiến Lược hành động: Tạo kế hoạch đào tạo và chia sẻ .
Chiến Lược 3: Chia nhỏ thói quen, công việc lớn bằng những việc nhỏ.
Thông thường, Bạn phổ biến những thói quen mới bằng những cách sau :
Bạn có thể truyền bá những thói quen mới bằng một trong hai cách:
1. Đưa thông điệp thói quen cho một nhóm người có năng suất tốt, làm việc hiệu quả, những người này sau đó đi ra ngoài và truyền bá những thói quen mới cho đồng nghiệp của họ (chiến lược).
2. Chia thói quen thành các bước nhỏ, từng bước nhỏ tiến đến những bước nhảy vọt lớn – được gọi là chiến thắng nhỏ. Vì chia nhỏ mục tiêu lớn, công việc lớn thành những Task nhỏ cụ thể hơn cho phép bạn đạt được nó nhanh hơn. Nó giúp tạo đà tâm lý để giúp bạn hoàn thành công việc, thói quen lớn… Vì vậy, có những hoàn thành công việc nhỏ, mục tiêu nhỏ có thể thực sự thúc đẩy con người của bạn để tiếp tục đi cho đến khi đạt được mục tiêu lớn hơn. Ví dụ như bạn muốn thay đổi thói quen dậy sớm, bạn có thể chia từng bước một, mỗi ngày bạn dậy sớm hơn 2-3 phút, và cứ thế bạn có thể đạt được mục tiêu dậy sớm hơn 30p-40p mỗi ngày… Nhiều thành viên hay có thói
quen trì hoãn công việc, để khắc phục điều này bạn hãy chia nhỏ công việc, dự án ra thành những muc tiêu nhỏ chi tiết, làm những mục tiêu nhỏ tạo sự hành động hưng phấn, giúp hoàn thành mục tiêu lớn giúp cho việc thay đổi thói quen trì hoãn.
Chiến Lược Hành động: Với những công việc lớn, tạo những công việc con để chia nhỏ công việc, tạo đà trong công việc dần dần bạn sẽ tránh được những thói quen xấu như không cụ thể, trì hoãn.
Chiến Lược 4: Động Viên
Nếu bạn muốn thay đổi một thói quen làm việc, bạn cần tác động đến cả lý trí và cảm xúc trong mỗi người. Khi muốn thay đổi thói quen của nhóm bạn. Bạn có thể tiếp cận ở khía cạnh lý trí thông qua những con số về năng suất công việc, số giờ trong mỗi dự án; nhưng nếu bạn không tác động đến cảm xúc của những thành viên trong nhóm thì rất có thể họ sẽ không có động lực để thay đổi thói quen đó. Lý trí sẽ giúp bạn con đường đi đến mục tiêu, nhưng chính cảm xúc mới là điều giúp bạn có động lực để hoàn thành nó.
Động viên cho nhóm của bạn đó chính là tạo những động lực cho nhóm của bạn luyện tập, thực hiện những thói quen hiệu quả mới ngày qua ngày. Hãy tạo ra những giải thưởng hay món quà khich lệ giúp cho nhóm bạn có động lực.
Biến chuyển sự thay đổi: Giống như điều khiển những chú voi.
Trong cuốn sách nổi tiếng: Switch: How to Change Things When Change is Hard, tác giả đã chỉ ra 3 điều mà lãnh đạo cần ghi nhớ khi muốn động viên thay đổi thói quen cho nhóm:
(1) Lý trí
(2) Cảm Xúc (Thúc đẩy chú voi)
(3) Môi trường bên ngoài (Con đường địa hình voi đi).
Chiến lược hành động: Đánh giá và khen thưởng nhân viên thông qua hệ thống đánh giá tiến độ.
Chiến Lược 5: Pha trộn những cái mới và cái cũ.
Chiến lược thứ Năm và cuối cùng sử dụng câu châm ngôn cũ: Nếu nó không bị phá vỡ, đừng sửa nó.
Nếu có một thói quen hiện tại trong đội của bạn đang làm việc mà mọi người đang quen với nó, tạm thời hãy giữ nó! Hoặc thậm chí tốt hơn, tận dụng nó khi áp dụng các thói quen mới.
Bạn có thể kết hợp các thực hành mới và cũ trong nhóm của bạn để làm cho việc áp dụng các thói quen mới nhanh hơn và vẫn còn cảm thấy quen thuộc với mọi người.
Thay thế thói quen cũ bằng một cái mới đòi hỏi rất nhiều ý chí và quyết tâm. Bạn sẽ không tránh khỏi phải đối mặt với một trận chiến nội bộ, lý tưởng là thói quen mới sẽ tiếp nhận và được tự động, sử dụng thói quen cũ như một bàn đạp và thay đổi từ từ.
Chiến lược hành động: Sử dụng nền tảng quản lý công việc.
CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Bởi vì tất cả chúng ta đều muốn các đội nhóm chúng ta thành công và làm việc hiệu quả, chúng ta phải có khả năng giới thiệu các thói quen mới để giúp nhóm bạn làm hiệu quả hơn. Và nếu bạn thực sự muốn những thói quen mới được áp dụng, bạn phải quyết tâm thay đổi.
Những điểm mấu chốt – mà tôi muốn bạn thực hiện vào ngày hôm nay – là năm chiến lược xây dựng thói quen mới mà chúng tôi vừa đề cập:
1. Người Lãnh đạo dẫn dắt bằng ví dụ thực tế của chính mình trong việc thực hành những thói quen mới.
2. Xác định những cá nhân trong nhóm của bạn có những thói quen hiệu quả. Sau đó giúp những cá nhân đó chia sẽ cho những đồng nghiệp tao ra môi trường chia sẻ.
3. Thay đổi những thói quen lớn bằng những mục tiêu, thói quen nhỏ, chi tiết cụ thể. Chia mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ và thực hiện từng bước.
4. Khuyến khích, tạo động lực toàn bộ tổ nhóm của bạn để có những thói quen mới.
5. Đưa ra những thói quen cũ khi giới thiệu những cái mới để giữ cho mọi thứ trở nên quen thuộc.